Chợ hoa Hàng Lược, một chốn đi về - Văn hóa - Giải trí - Tuổi Trẻ Online | Đọc báo 24h,xem tin tức mới,tin tức hàng ngày

Gia đình Chị Giang anh Châu một cặp vợ chồng người Việt hiện đang sống tại Pháp đưa con gái đi thăm Phố Hàng Lược trong những ngày Tết - Ảnh: Nguyễn Khánh
Gia đình Chị Giang anh Châu một cặp vợ chồng người Việt hiện đang sống tại Pháp đưa con gái đi thăm Phố Hàng Lược trong những ngày Tết - Ảnh: Nguyễn Khánh

"Trước khi rời Việt Nam sang Pháp làm việc, cứ gần đến ngày Tết tôi và gia đình đều đến thăm chợ hoa Hàng Lược, dù chỉ là một con phố nhỏ nhưng khi đến đây tôi càng cảm nhận được rõ nét hơn không khí Tết truyền thống của quê hương mình, đây cũng là lần đầu tiên con gái tôi về Việt Nam, chúng tôi đưa cháu đến đây để nhắc nhở con dù đi đâu làm gì thì mình vẫn luôn là người Việt và luôn phải nhớ cái Tết nguyên đán truyền thống của dân tộc" - chị Giang chia sẻ.

Phố Hàng Lược ngày 28 Tết, không gian vốn dĩ chật chội của khu phố cổ Hà Nội càng trở nên nghẹt lại, từng dòng người đi sắm Tết tấp nập đan đặc con phố cổ dài chưa đến 300m.

Chợ Tết tại đây bắt đầu được mở từ ngày 21 Tết, nhưng việc mua sắm chỉ thực sự nhộn nhịp từ ngày 26 đến 29 Tết.

Tại phiên chợ đặc biệt ngày cuối năm này đào Tết là mặt hàng tiêu thụ chính, những cành đào được lấy từ những vườn đào nổi tiếng Hà Nội như Nhật Tân, Phú Thượng, Nghi Tàm.

Theo chị Nguyễn Minh Ánh một người bán đào tại Chợ Hàng Lược: "Do năm nay tháng nhuận cộng với thời tiết trở nóng dài ngày khiến cho đào nở sớm, năm nay nông dân trồng đào bị mất mùa, một vườn đào cũng chỉ thu hoạch được 20% đến 30%, dù những ngày giáp Tết thời tiết có lạnh hơn nhưng cũng ăn thua".

Đối với nhiều người Hà Nội, việc đi dạo Tết trên Phố Hàng Lược để ngắm hoa đào, quất đã trở thành một thói quen tao nhã. 

Ông Bùi Thế Năng một người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội cho biết: "Dù phố Hàng Lược ngày nay ồn ào và xô bồ hơn cái Tết Phố Hàng Lược cách đây hàng chục năm, nhưng năm nào tôi cũng phải đến đây, đến cái không gian này, được ngắm những cành đào, quất cảnh tự dưng trong lòng thấy sảng khoái, ấm áp hơn."

Thời nhà Lê, Hàng Lược nguyên là đất thôn Phủ Từ và thôn Vĩnh Trù, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân) huyện Thọ Xương cũ, chuyên làm lược chải đầu. Đến năm 1912, Hàng Lược trở thành chợ hoa xuân nức tiếng Thăng Long với vô vàn chủng loại, từ đào Quảng Bá, Nhật Tân, cúc Ngọc Hà đến các loại hoa mới ở vườn Bách Thảo.

Phố Hàng Lược ngày nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, dài 264 m, nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá. Hơn 100 năm kể từ phiên họp đầu tiên, chỉ trừ Tết Đinh Hợi 1947 Hà Nội đang là chiến trường, còn lại không năm nào Hàng Lược không có chợ hoa.

	Một chú ong hút phấn hoa trên một bông hoa đào bích - Ảnh: Nguyễn Khánh
Một chú ong hút phấn hoa trên một bông hoa đào bích - Ảnh: Nguyễn Khánh
4Một nhóm khách du lịch nước ngoài dạo chơi trên Phố Hàng Lược trong những ngày Tết - Ảnh: Nguyễn Khánh
Một nhóm khách du lịch nước ngoài dạo chơi trên Phố Hàng Lược trong những ngày Tết - Ảnh: Nguyễn Khánh
	Dòng người nhộn nhịp đông đúc đi mua sắm Tết trên phố Hàng Lược - Ảnh: Nguyễn Khánh
Dòng người nhộn nhịp đông đúc đi mua sắm Tết trên phố Hàng Lược - Ảnh: Nguyễn Khánh
	Đào đẹp  là đào có dăm (phần nhánh nhỏ) vút thẳng ngoài tán, nụ trải đều trên dăm và hoa nở đều tươi tắn - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đào đẹp là đào có dăm (phần nhánh nhỏ) vút thẳng ngoài tán, nụ trải đều trên dăm và hoa nở đều tươi tắn - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ông Bùi Thế Năng một người dân sinh ra và lớn lên tại Hà Nội mỉm cười bên cạnh những cành đào xuân - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ông Bùi Thế Năng một người dân sinh ra và lớn lên tại Hà Nội mỉm cười bên cạnh những cành đào xuân - Ảnh: Nguyễn Khánh
	Năm nay là năm Ất Mùi do vậy những sản phẩm với hình  ảnh con dê được bày bán khắp nơi - Ảnh: Nguyễn Khánh
Năm nay là năm Ất Mùi do vậy những sản phẩm với hình ảnh con dê được bày bán khắp nơi - Ảnh: Nguyễn Khánh
<> NGUYỄN KHÁNH <>

Đăng nhận xét

 
Top